Hiểu Về Viêm Đường Hô Hấp Trên Ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ
- phamthuanhd1991
- 24 avr. 2020
- 4 min de lecture
Viêm Đường Hô Hấp Trên Là Gì?
Đường hô hấp trên bao gồm mũi, họng, xoang, hầu và thanh quản. Bình thường, các cơ quan này đưa không khí từ bên ngoài vào phổi và thực hiện hô hấp. Viêm hô hấp trên ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là tình trạng nhiễm khuẩn một hay nhiều cơ quan kể trên. Bệnh xảy ra ở cơ quan nào sẽ gọi tên theo cơ quan đó như là viêm họng, viêm mũi,… Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em thường phổ biến hơn đường hô hấp dưới.
Viêm đường hô hấp trên là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trung bình mỗi năm trẻ có thể mắc bệnh từ 5-8 lần. Với tần suất xảy ra thường xuyên như vậy, mẹ sẽ chăm con tốt hơn khi biết:
Những triệu chứng của viêm hô hấp trên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Hiểu được viêm đường hô hấp trên có nguy hiểm không?
Nắm trọn bí kíp chăm sóc với từng trường hợp viêm đường hô hấp trên.
Biết về nguyên nhân gây bệnh để bảo vệ con bằng cách phòng ngừa hợp lý.
Đọc themem tại nguồn bài viếthttps://meviet.vn/viem-duong-ho-hap-tren/
Nhận Biết Trẻ Sơ Sinh Bị Nghẹt Mũi Và Ho
Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh mẹ dễ nhận biết nhất là lúc mẹ cho con măm măm sữa. Trẻ có dấu hiệu khó bú, đang bú phải dừng lại nghỉ rồi mới bú tiếp. Trẻ không bú dài hơi và dễ bị sặc. Ngoài ra, nghẹt mũi làm trẻ hít thở khó khăn nên trẻ phản ứng bằng cách khó chịu, quấy khóc. Mẹ ẵm trẻ đầu cao hơn mông hoặc bế đứng trẻ sẽ dễ chịu hơn nhé.
Bình thường khoang mũi nhỏ bé của con sẽ tự tiết dịch nhầy. Dịch nhầy đóng vai trò là một lớp cửa ngăn chặn bụi bẩn, virus… xâm nhập vào cơ thể con. Vì nhiều lý do, dịch nhầy trở nên “dồi dào” hơn mức cần thiết. Chúng làm hẹp đường đi của không khí và… con bị nghẹt mũi.
Thêm vào đó, con còn nhỏ chưa quen với thở bằng miệng. Khi nghẹt mũi con phải thở bằng miệngnhiều hơn, do đó mà ho khan có cơ hội viếng thăm. Chất nhầy nghẹt mũi lâu ngày có thể chảy xuống họng làm con ngứa cổ họng, gây ho có đờm. Nhưng cũng có khi ho được gây ra cùng bởi lý do làm con nghẹt mũi. Và dù vì lý do gì chăng nữa thì mẹ vẫn phải “xử lý” nhanh gọn 2 triệu chứng này.
Con nghẹt mũi và ho kéo dài dẫn đến viêm họng, ho khan, nôn mửa, khô tím môi v.v,… Dĩ nhiên là các bà mẹ chúng ta không hề muốn con bệnh một chút nào phải không? Vì thế ngay khi chớm bệnh, mẹ áp dụng những cách dưới đây để chăm sóc con mau khỏi nhé!
Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Bị Nghẹt Mũi Và Ho Đúng Cách
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao? Nước muối sinh lý là biện pháp giúp điều trị nghẹt mũi hiệu quả nhất. Mẹ có thể dễ dàng mua những chai nước muối sinh lý 0.9% tại các tiệm thuốc tây. Mẹ áp dụng những cách sau đây sẽ giúp mũi con thông thoáng.
Đọc thêm tại đây https://meviet.vn/tre-so-sinh-bi-nghet-mui-va-ho/
Cách Trị Nghẹt Mũi Ở Trẻ Sơ Sinh Bằng Nước Muối Sinh Lý
Nước muối sinh lý 0.9% mẹ có thể mua dễ dàng ở các tiệm thuốc tây. Có nhiều cách trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh với nước muối như sau:
Cách Nhỏ Mũi
Mẹ đặt trẻ nằm ngửa, nhỏ vào mỗi bên mũi một giọt nước muối. Chất nhầy sẽ loãng dần và chảy ra sau vài phút, mẹ dùng khăn mềm lau sạch cho trẻ. Mẹ nhỏ mũi cho trẻ 3 lần/ngày.
Mẹ cũng có thể sử dụng chai xịt nước biển sâu, xịt 2-3 lần/ngày cũng hiệu quả. Cách này phù hợp cho những trẻ nghẹt mũi nhẹ. Trường hợp trẻ nghẹt mũi nhiều, mẹ có thể rửa mũi cho trẻ hay dùng dụng cụ hút mũi.
Dùng Dụng Cụ Hút Mũi
Mẹ nhỏ vào mũi trái của con 2-3 giọt nước muối, đợi 2-3 phút cho nhầy loãng ra rồi bắt đầu hút.
Mẹ bóp chặt quả bóng đẩy hết khí ra ngoài rồi đưa vào mũi phải của trẻ.
Thả lỏng quả bóng từ từ, chất nhầy sẽ bị hút ra ngoài.
Lau sạch đầu quả bóng trước khi hút mũi còn lại.
Ở đây, thói quen các mẹ thường nhỏ mũi nào hút mũi đó. Cách này mẹ vẫn hút được dịch mũi bên ngoài nhưng không hút được dịch sâu bên trong. Mẹ lưu ý cách đúng là nhỏ mũi trái thì hút bên mũi phải nhé. Lúc ấy chất nhầy từ mũi trái bị lực hút hút qua mũi phải sẽ cuốn toàn bộ dịch trong mũi ra ngoài.
Mẹ dùng lực nhẹ nhàng để tránh làm đau rát mũi trẻ nhé. Chất nhầy được hút ra nên rửa sạch, tránh vương vãi xung quang sẽ làm phát tán mầm bệnh.
Đặc biệt, không nên dùng miệng để hút mũi cho trẻ vì cách này không đảm bảo vệ sinh. Trẻ có thể bị đau hoặc nhiễm thêm các virus khác từ miệng người lớn.
Rửa Mũi Cho Trẻ
Mỗi lần rửa có thể sử dụng 1 chai nước muối dung tích 10ml cho mỗi bên. Mẹ nên chọn chai có đầu tròn để không đau mũi trẻ.
Đặt trẻ nằm nghiêng.
Đưa chai nước muối vào mũi trẻ bóp nhẹ nhàng.
Nước muối sẽ thông từ mũi này qua mũi kia và tống hết chất nhầy ra ngoài.
Comments