top of page
Rechercher

16 vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh mẹ nên biết

  • Photo du rédacteur: phamthuanhd1991
    phamthuanhd1991
  • 8 juin 2020
  • 9 min de lecture


Với hệ miễn dịch còn rất yếu ớt, mẹ luôn cảm thấy lo lắng và bất an với mỗi cái với mỗi cái hắt hơi, sổ mũi hay cơn ho của bé.Mẹ nên hiểu rõ các vấn đề ấy để chăm sóc bé được tốt hơn.


Trẻ sơ sinh vặn,gồng mình

Nhiều trẻ sơ sinh thường hay bị vặn mình, đỏ mặt, hiện tượng trên chỉ kéo dài vài phút sau đó tự hết. Đây được cho là một biểu hiện bình thường ở trẻ. Bé có thể bị vặn mình trong lúc thức hoặc trong khi ngủ.


Vặn mình ở trẻ sơ sinh được chia thành 2 loại là sinh lý và bệnh lý. Nếu trẻ vặn mình do yếu tố sinh lý thì mẹ không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh vặn mình kèm theo các triệu chứng nôn ói, ọc sữa, trẻ đổ nhiều mồ hôi, hay bị nấc cụt, rụng tóc… thì có nhiều khả năng trẻ đang bị thiếu vitamin D và canxi.

Trong trường hợp này, mẹ cần nên bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ để giúp phòng ngừa bệnh còi xương và làm giảm tình trạng vặn mình ở trẻ.


Trẻ hay quấy khóc.

Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa ổn định khiến trẻ rất dễ giật mình nên hay khóc. Ngoài ra, khóc cũng là cách duy nhất để trẻ bày tỏ các nhu cầu đơn giản của mình như đói, khát, … Cho dù nhiều mẹ rất cuống khi thấy con khóc, vì nhiều trẻ khóc trông rất vật vã, đỏ hết cả người, nhưng thật ra khóc không tổn hại gì cho con cả.


Ở giai đoạn trẻ sơ sinh, khóc còn là một vận động giúp trẻ rèn luyện hô hấp nữa. Trẻ mới sinh ra, kỹ năng hô hấp vẫn chưa hoàn thiện như người lớn nên khóc là một vận động làm tăng cường các cơ giúp trẻ hô hấp, đồng thời còn giúp cho phổi được mở rộng. Ngoài ra việc khi trẻ khóc sẽ cử động đập tay đập chân còn là vận động giúp trẻ tăng nhiệt độ cơ thể, và tự bản thân điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình.

Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên quấy khóc nhiều, đặc biệt vào ban đêm (dân gian thường gọi là "khóc dạ đề") thì mẹ cũng cần nên lưu tâm và đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám, vì có thể trẻ đang gặp phải một số vấn đề nào đó ở bên trong cơ thể.

Trẻ sơ sinh bị nấc cục

Thông thường khi trẻ sơ sinh bú no, các xung động thần kinh sẽ truyền dẫn xuống cơ hoành, gây kích thích làm trẻ bị nấc cục.

Có một mẹo nhỏ dành cho các mẹ để cắt cơn nấc cụt của trẻ chính là mẹ có thể búng mạnh vào lòng bàn chân trẻ để bé khóc lên. Khi bé khóc sẽ khiến cho các cơn co thắt của cơ hoành ngừng lại, từ đó làm giảm cơn nấc cụt ở trẻ.

Ngoài ra, tình trạng trẻ bị nấc cụt cũng có thể là do bé bú quá no, do đó nếu thấy trẻ bị nấc cụt thường xuyên thì mẹ nên giảm bớt lượng sữa ở mỗi lần bú của trẻ, thay vào đó nên cho trẻ bú nhiều lần để tránh tình trạng trẻ bị đói.


Trẻ bị đi tướt hoặc táo bón.

Nhiều mẹ thường lo lắng khi thấy trẻ đi ngoài 7 – 8 lần/ ngày. Tuy nhiên,với những trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn thì việc trẻ đi tiểu 1 ngày trên 5 lần là bình thường. Phân trẻ sơ sinh lúc này thường sẽ có nhiều bọt, có mùi chua…nhưng không phải là tiêu chảy mà chỉ là hiện tượng bé bị đi tướt.

Bên cạnh đó thì nhiều bé còn bị tình trạng táo bón. Thực tế, có rất ít trường hợp trẻ bị táo bón nếu bú sữa mẹ hoàn toàn và trẻ bú mẹ bị táo bón thì mẹ cần nên xem lại chế độ ăn của mình, bởi mẹ bị táo bón thì có nhiều khả năng trẻ cũng sẽ bị táo bón.

Với những trẻ bú sữa công thức, số lần đi tiểu của trẻ thường ít hơn so với những trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, nếu thấy số lần đi ngoài của trẻ quá ít thì mẹ nên xem lại loại sữa mà bé đang dùng và có thể đổi sang một loại sữa khác.


Trẻ bị rôm sảy.

Do các hormone của mẹ vẫn còn trong cơ thể trẻ sơ sinh nên một số bé nổi mụn trong khoảng 2 tuần đến 3 tháng tuổi đầu đời. Hiện tượng này vô hại, không cần bôi thuốc gì trẻ cũng có thể tự hết.

Để chăm sóc da trẻ sơ sinh bị rôm sảy, các mẹ nên dùng các loại kem giữ ẩm dạng dung dịch để giúp giữ ẩm làn da trẻ, mềm da. Tránh để trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bởi nó có thể kích thích khiến các mụn sần nổi nhiều hơn.

Hay nôn trớ.

Nôn trớ là hiện tượng phổ biến trong những tuần đầu sau sinh, khi bé vừa ăn xong hay bé vặn người. Bé chớ ra sữa vón cục. Hiện tượng nôn trớ ở trẻ trong 3 tháng đầu là bình thường vì dạ dày của bé còn nằm ngang, cơ thắt tâm vị yếu nên bé rất hay nôn.Để khắc phục tình trạng trẻ bị nôn trớ, mẹ nên chia nhỏ các cữ bú của trẻ, lượng sữa mỗi lần bú cần giảm xuống. Sau khi bú xong, mẹ nên bế bé thẳng người để bé có thể ợ hơi, vuốt nhẹ dọc lưng trẻ để làm giảm tình trạng nôn trớ.

Tuy nhiên, nếu trẻ bị nôn trớ kéo dài và khiến trẻ bị sụt cân thì đây là một vấn đề nguy hiểm mà mẹ không nên xem nhẹ bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bé bị hẹp môn vị hoặc bị trào ngược dạ dày thực quản.

Khó ngủ

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều giấc ngủ ngắn và không sâu. Bé bú mẹ hoàn toàn sẽ ngủ giấc ngắn hơn bé bú bình vì mau đói hơn. Nếu bé ngủ ít nhưng vẫn bú bình thường, lên cân tốt, vui vẻ không quấy khóc thì không sao.

Giấc ngủ của trẻ rất quan trọng, thường trẻ trong 3 tháng đầu sẽ ngủ từ 17 – 20 tiếng để đảm bảo cho sự phát triển giai đoạn này. Nếu trẻ khó ngủ kèm theo hay quấy khóc cũng không có vấn đề gì, đến 50% trẻ sơ sinh là hay như vậy.

Chừng nào kèm theo cả biểu hiện như: Hay lăn lộn, trăn trở khi ngủ, đổ nhiều mồ hôi, rụng tóc, thì đích thị là do trẻ thiếu Vitamin D. Chính là nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương.

Thở khò khè.

Trẻ sơ sinh khò khè trong lúc thở là tình trạng phổ biến rất bình thường trong giai đoạn 3 tháng đầu nếu trẻ không kèm theo ho, sốt hay sổ mũi.

Trong vòng một vài giờ sau khi sinh, bé yêu sẽ học cách hít thở không khí. Ban đầu có vẻ hơi khó khăn một chút nhưng bé sẽ làm quen rất nhanh. Những dấu hiệu nhận biết bé thở một cách bất thường đó là: thở nhanh, ngực rút, mũi phập phồng, thở khò khè, khụt khịt, da xanh tái, hoặc có thể đang có dị vật trong đường thở, mẹ hãy đưa bé đi khám bác sỹ.

cách điều trị các mẹ tham khảo ở đây nhé

Hắt xì.

Mũi của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên chỉ một tí xíu nước mũi hay 1 tí bụi nhỏ trong không khí mà mắt thường không nhìn thấy được cũng khiến bé hắt hơi. Và do bé vừa thay đổi môi trường sống từ trong dạ con (môi trường nước) của mẹ ra ngoài nên bé nhảy mũi do một số xung huyết. Nếu con trong 3 tháng đầu nhãy mũi ngày 5 -7 lần mà không có các triệu chứng cảm cúm khác đi kèm như chảy nước mũi, ho húng hắn, nóng đầu, … thì việc bé nhảy mũi là hoàn toàn bình thường, không có gì phải lo lắng cả.

Đầy bụng.

Mẹ để ý quan sát giữa mỗi cữ bú, bụng bé khá mềm. Sau mỗi lần bé bú no, bụng bé thường hay phình to lên, hơi trương lên và cứng, đồng thời bé đã không đi tiêu vài ngày hay đang nôn trớ nhiều, thì rất có thể là triệu chứng của đầy hơi hay táo bón. Tuy nhiên mẹ nên đưa con đi khám bác sỹ để biết tình trạng chính xác của con mình, vì nếu không phải là triệu chứng đầy hơi thì cũng có thể là biểu hiện của một căn bệnh đường ruột nào đó.


Tưa lưỡi.

Xuất hiện những mảng trắng có thể kèm theo những vết loét nhỏ bám vào bề mặt lưỡi bé. Các vết loét này có thể lan rộng sang vùng lợi, niêm mạc miệng gây trở ngại cho quá trình bú của bé.

-Nguyên nhân

+Vì một lý do nào đó mẹ phải nuôi con bằng sữa ngoài.

+Do một loại nấm candida hoặc một loại vi khuẩn E coly.

+Mẹ không vệ sinh núm vú.

- Cách xử trí

+Mẹ nên dùng gạc đánh tưa & nước muối sinh lý vệ sinh cho bé ngày 2 lần nếu bé bị tưa nhẹ mẹ nhé. Nếu bé bị nặng hơn bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ.

+Tuyệt đối không dùng mật ong và chanh để đánh tưa lưỡi cho bé vì trong mật ong có nhiều vi khuẩn không tốt cho bé.

Hăm tã.

Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã, nhưng thông thường nhất là do nước tiểu của bé hoặc phần “lưu trú” lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu và từ các dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để nguyên không chữa trị, lớp da trở nên căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ.

-Cách khắc phục.

+Giữ cho bé luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên

+Vệ sinh, rửa sạch, kỹ càng cho bé mỗi lần thay tã

+Khi quấn tã cho bé, mẹ nên chú ý để tã của bé lỏng một chút, sử dụng tã có lỗ thoáng khí như vậy sẽ làm cho không khí xung quanh vùng đóng tã của bé lưu thông tốt hơn.

+Bôi thuốc Bephanthen theo hình quần đùi ngày 2-3 lần / ngày sau mỗi lần vệ sinh

+Không dùng phấn rôm thoa lên vùng hăm của bé vì sẽ làm lỗ chân lông bị bít lại, gây kích ứng nặng hơn.

+Mặc cho bé loại quần rộng, chất liệu mỏng, dễ thấm nước.

Viêm đường hô hấp.

Có đến 90% trẻ bị nhỏ dưới 1 tuổi mắc phải các vấn đề về đường hô hấp một phần do hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện, một phần do hệ miễn dịch đã phần nào kém đi sau 6 tháng đầu bú mẹ hoàn toàn.

Nếu bé chỉ mới biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, húng hắng ho, mẹ hãy để trẻ tự sinh ra sức đề kháng để chống chọi lại bệnh. Song song đó, mẹ có thể dùng các bài thuốc trị cảm ho hiệu quả từ thảo dược tự nhiên.

Sốt.

Khi trẻ bị sốt là cơ thể trẻ đã bị nhiễm khuẩn hoặc siêu vi. Thông thường ở trẻ nhỏ, sốt thường do viêm đường hô hấp và nhiễm siêu vi. Ngoài ra, trẻ có thể sốt do mọc răng, rối loạn tiêu hóa, cảm lạnh, do tiêm phòng…

-Cách chăm sóc bé.

+Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, uống nhiều nước và mặc thoáng.

+Ở phòng thoáng mát không quá kín.

+ Tránh cho trẻ ăn trứng vì có thể làm cản trợ nỗ lực hạ sốt

+Liên tục chườm khăn ấm cho trẻ trong thời gian chờ đợi thuốc phát huy tác dụng.


Nhiễm virus

Cúm gây ra bởi siêu vi hay các bệnh có nguyên nhân từ virus như tay chân miệng, viêm màng não, sởi, sốt xuất huyết… thường tấn công trẻ nhỏ do hệ miễn dịch của các bé còn non yếu.

Nếu vài ngày đầu bé sốt cao không rõ nguyên nhân, các bác sĩ thường chẩn đoán là sốt siêu vi. Do đó, những ngày tiếp theo luôn có lịch hẹn tái khám. Mẹ cần tuân theo lịch này để theo dõi sát tình trạng bệnh của bé. Nếu là sốt siêu vi, trẻ sẽ tự khỏi trong khoảng 5-10 ngày mà không cần dùng thuốc điều trị.

Trường hợp trẻ có sức đề kháng quá kém hoặc cơ thể quá yếu, các biến chứng nặng hơn mới có khả năng xảy ra.


Rối loạn tiêu hóa.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ có những triệu chứng đặc trưng: đi ị phân sống nhiều lần trong ngày, phân lỏng có nước và hạt lợn cợn, màu phân vàng xanh hoặc thẫm xanh. Điều này có thể do cách cho ăn dặm của mẹ. Cụ thể, mẹ cho bé ăn dặm quá sớm hoặc ăn quá nhiều; cho ăn không tuân theo nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều; cho bé ăn quá sớm những thực phẩm dinh dưỡng như váng sữa, phomai,…

Thông thường phải mất ít nhất một tuần để hệ tiêu hóa mới có thể trở về hoạt động bình thường. Trong thời gian này, hệ miễn dịch của bé sẽ chống chọi để phản kháng lại sự tấn công của những nguy hại.


 
 
 

Posts récents

Voir tout
Homeschooling Tại Việt Nam?

Homeschooling có nghĩa là phương thức giáo dục tại gia, hay còn gọi là giáo dục tại nhà. Homeschooling còn được biết đến với tên gọi khác...

 
 
 

Yorumlar


bottom of page